Thí nghiệm khuyến tật mạch từ stator


Lõi thép stator trong các máy điện quay được cấu tạo từ các lá thép kỹ thuật điện mỏng xếp chồng lên nhau và cách điện với nhau bởi một lớp sơn vecni nhằm mục đích giảm thiểu tổn hao. Nếu xảy ra ngắn mạch giữa các lá thép, sẽ sinh ra một dòng điện tuần hoàn gây ra các điểm phát nóng cục bộ, mà trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến nóng chảy cục bộ lõi thép và gây thiệt hại đắt tiền cho thiết bị.

Xác nhận sự nguyên vẹn của cách điện lõi thép stator

Thí nghiệm khuyết tật mạch từ stator (còn được gọi là phép đo từ thông tản, ELCID) được thực hiện để phát hiện các khuyết tật giữa các lá thép kỹ thuật điện của mạch từ stator mà có thể gây ra hiện tượng quá nhiệt và hư hỏng lõi thép stator của các động cơ, máy phát điện trong khi vận hành.

Thí nghiệm khuyết tật mạch từ stator nên được thực hiện định kỳ để đánh giá độ nguyên vẹn của cách điện giữa các lá thép stator của máy điện trong các thí nghiệm chấp nhận xuất xưởng và lắp đặt, cũng như sau khi máy điện được đưa vào vận hành. Các kết quả thử nghiệm được so sánh với các thử nghiệm trước đó để xác nhận tình trạng stator.

Phát hiện sự cố tin cậy

Bởi vì các sự cố gây ra các khuyết tật trong mạch từ của lõi thép stator, chúng có thể được phát hiện dễ dạng thông qua hiện tượng tăng từ thông tản về biên độ hoặc một thay đổi trong góc pha. Ngoài ra các sự cố có thể được phát hiện bằng cách so sánh các kết quả đo giữa các khu vực khác nhau trên lõi thép stator.

Thí nghiệm được thực hiện offline trong các đợt cắt điện đại tu. Rotor được kéo ra ngoài để có thể tiếp cận stator. Với giải pháp thí nghiệm lõi thép stator toàn diện, lõi thép stator được kích từ với một phần trăm nhỏ của từ thông định mức, sau đó từ thông tản trên bề mặt được đo lại dọc theo rãnh stator.

Mọi thắc mắc xin vui lòng gửi đến email: enquiry.as@omicronenergy.com

Xem video để biết thêm chi tiết:

Cần thêm thông tin chi tiết? Nhận báo giá? Yêu cầu demo?

 

Liên hệ chúng tôi ngay bây giờ

 

 

You are using an outdated browser version.
Please upgrade your browser or use another browser to view this page correctly.
×